Trước khi chữa bài tập 2, bạn Điền Yên xin làm rõ về bài tập 1 một chút.

𝐻𝑜̂𝑚 𝑛𝑎𝑦, 𝑡𝑜̂𝑖 đ𝑎̃ 𝑐ℎ𝑖𝑎 𝑡𝑎𝑦 𝑏𝑎̣𝑛 𝑔𝑎́𝑖 𝑣𝑖̀ 𝑛𝑎̀𝑛𝑔 ℎ𝑜̉𝑖 𝑡𝑜̂𝑖: “𝐸𝑚 𝑡𝑢̛̀𝑛𝑔 𝑐𝑜́ 𝑚𝑜̣̂𝑡 đ𝑜̛̀𝑖 𝑐ℎ𝑜̂̀𝑛𝑔 𝑟𝑜̂̀𝑖. 𝐴𝑛ℎ 𝑐𝑜́ 𝑐ℎ𝑎̂́𝑝 𝑛ℎ𝑎̣̂𝑛 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔?”.

Nếu đằng sau câu này không còn câu nào khác thì không có dấu chấm. Còn nếu sau câu này là một câu khác thì tùy tâm, theo xu thế hiện nay là không chấm luôn.

𝐁𝐚̀𝐢 𝐭𝐚̣̂𝐩 𝟐

Đặt dấu câu vào cuối câu sau, có thể dùng nhiều dấu, nếu cần.

𝑇𝑜̂𝑖 𝑛𝑜́𝑖 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑛𝑎̀𝑛𝑔: “𝑀𝑒̣ 𝑒𝑚 𝑏𝑎̉𝑜 𝑎𝑛ℎ: “𝐶𝑎̣̂𝑢 ℎ𝑎̃𝑦 𝑡𝑟𝑎́𝑛ℎ 𝑥𝑎 𝑐𝑜𝑛 𝑔𝑎́𝑖 𝑡𝑜̂𝑖 𝑟𝑎””

Bài tập này không dễ chút nào. Khi tôi đem câu này đi đối chiếu ở một số ngôn ngữ khác, người ta thường có xu hướng chuyển một phần hoặc toàn phần sang câu gián tiếp. Trên thực tế, tôi nghĩ cũng không ai viết hai câu trực tiếp lồng vào nhau như thế này. Chẳng qua là giống như hồi còn đi học, thầy bắt tính tích phân bằng định nghĩa, rảnh quá mà thầy ơi, có công thức không xài, bắt xài định nghĩa.

Câu này, trong tiếng Nhật sẽ là:

私は彼女に言いました「君のお母さんに『うちの娘と別れてくれ』と言われました」。

Tôi bạn gái nói với “Mẹ em “Tránh xa con gái tôi ra” nói với anh”.

Cấu trúc ngữ pháp của tiếng Nhật khác với tiếng Việt, họ đặt động từ ở cuối nên không gặp tình huống chi chít dấu câu như mình. Cảm ơn cô giáo Nguyễn Thuý tương trợ nhiệt tình.

Tôi định đối chiếu với tiếng Đức nhưng nhớ ra tiếng Đức cũng có đặc trưng động từ đặt ở cuối câu nên bỏ qua.

Trong tiếng Pháp, dùng dấu guillemet («») cho thoại, thay vì quotation mark (“”), câu này sẽ là:

Je lui dis : « Ta maman me fait : «éloignez-vous de ma fille ! ». »
Hoặc
Je lui dis : « Ta maman me fait : “éloignez-vous de ma fille ! “ »

Tiếng Pháp có quy định rất rõ rằng không được để hai dấu giống nhau cạnh nhau, buộc phải có dấu, chữ, số chen giữa hoặc đổi sang dấu khác.

𝘓𝘢 𝘵𝘳𝘢𝘥𝘪𝘵𝘪𝘰𝘯 𝘧𝘳𝘢𝘯ç𝘢𝘪𝘴𝘦 𝘯’𝘢𝘥𝘮𝘦𝘵 𝘱𝘢𝘴 𝘭𝘦𝘴 𝘥𝘰𝘶𝘣𝘭𝘦𝘴 𝘨𝘶𝘪𝘭𝘭𝘦𝘮𝘦𝘵𝘴 𝘪𝘥𝘦𝘯𝘵𝘪𝘲𝘶𝘦𝘴 𝘦𝘯 𝘱𝘰𝘴𝘪𝘵𝘪𝘰𝘯 𝘤𝘰𝘯𝘵𝘪𝘨𝘶ë, 𝘤’𝘦𝘴𝘵-𝑎̀-𝘥𝘪𝘳𝘦 𝘴𝘢𝘯𝘴 𝘪𝘯𝘵𝘦𝘳𝘱𝘰𝘴𝘪𝘵𝘪𝘰𝘯 𝘥’𝘶𝘯 𝘮𝘰𝘵, 𝘥’𝘶𝘯𝘦 𝘭𝘦𝘵𝘵𝘳𝘦, 𝘥’𝘶𝘯 𝘤𝘩𝘪𝘧𝘧𝘳𝘦 𝘰𝘶 𝘥’𝘶𝘯 𝘴𝘪𝘨𝘯𝘦 𝘥𝘦 𝘱𝘰𝘯𝘤𝘵𝘶𝘢𝘵𝘪𝘰𝘯 (𝘦𝘹. : 𝘓𝘦 𝘵𝑒́𝘮𝘰𝘪𝘯 𝘢 𝘳𝑒́𝘱𝘰𝘯𝘥𝘶 « 𝘑’𝘢𝘪 𝘥𝘪𝘵 « 𝘯𝘰𝘯 » »). 𝘊𝘦𝘵𝘵𝘦 𝘳𝑒̀𝘨𝘭𝘦 𝘱𝘰𝘴𝑒́𝘦, 𝘭𝘦 𝘳𝑒́𝘥𝘢𝘤𝘵𝘦𝘶𝘳 𝘢 𝘭𝘦 𝘤𝘩𝘰𝘪𝘹 𝘦𝘯𝘵𝘳𝘦 𝘭𝘦𝘴 𝘨𝘶𝘪𝘭𝘭𝘦𝘮𝘦𝘵𝘴 𝘶𝘯𝘪𝘲𝘶𝘦𝘴, 𝘥𝑒̀𝘴 𝘭𝘰𝘳𝘴 𝘦𝘯 𝘧𝘢𝘤𝘵𝘦𝘶𝘳 𝘤𝘰𝘮𝘮𝘶𝘯, 𝘰𝘶, 𝘴𝘰𝘭𝘶𝘵𝘪𝘰𝘯 𝘣𝘦𝘢𝘶𝘤𝘰𝘶𝘱 𝘱𝘭𝘶𝘴 𝘧𝘳𝑒́𝘲𝘶𝘦𝘯𝘵𝘦, 𝘥𝘦𝘴 𝘨𝘶𝘪𝘭𝘭𝘦𝘮𝘦𝘵𝘴 𝘥𝘰𝘶𝘣𝘭𝘦𝘴 𝘮𝘢𝘪𝘴 𝘥𝘪𝘧𝘧𝑒́𝘳𝘦𝘯𝘵𝘴.
(𝘕𝘨𝘶𝑜̂̀𝘯: 𝘩𝘵𝘵𝘱𝘴://𝘸𝘸𝘸.𝘫𝘶𝘴𝘵𝘪𝘤𝘦.𝘨𝘤.𝘤𝘢)

Người anh em Pháp đúng là không khiến tôi thất vọng. Quả nhiên như thầy cô dạy tiếng Pháp ngày xưa quảng cáo, tiếng Pháp là (một trong những) ngôn ngữ chặt chẽ nhất thế giới.

Rất xin lỗi vì năng lực ngoại ngữ của tôi chỉ có đến thế nên không đối chiếu thêm được với các ngôn ngữ khác. Mong các cao thủ như chị Ha Le hỗ trợ tiếng Nga, anh Châu Hải Đường ,chị HuongLy hỗ trợ em tiếng Trung.

Còn ở tiếng Việt, câu trả lời vẫn là “tùy tâm” =)))) Nhưng dường như cách viết này sẽ trông hợp lý hơn cả:

𝑇𝑜̂𝑖 𝑛𝑜́𝑖 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑛𝑎̀𝑛𝑔: “𝑀𝑒̣ 𝑒𝑚 𝑏𝑎̉𝑜 𝑎𝑛ℎ: ‘𝐶𝑎̣̂𝑢 ℎ𝑎̃𝑦 𝑡𝑟𝑎́𝑛ℎ 𝑥𝑎 𝑐𝑜𝑛 𝑔𝑎́𝑖 𝑡𝑜̂𝑖 𝑟𝑎’.”

Và từ đây lại dẫn ra một vấn đề mới: dấu câu của Việt Nam vốn không có dấu nháy đơn. Bạn Điền Yên xin đề cập đến chuyện này trong bài viết sau.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *