15747793_191001601367850_2016591349798588579_n

Tác giả: Dennis Lehan

Phát hành: Nhã Nam

NXB Hội nhà văn

Thời gian: 2014

Tôi đọc quyển này vì nghe nói nó có yếu tố ấu dâm. Tuy nhiên, yếu tố này không hề được đề cập đến một cách chi tiết, ghê rợn như tôi tưởng trước khi đọc. Ngược lại, vụ ấu dâm chỉ được kể theo cách gián tiếp, cách mà ai cũng biết nhưng không ai thực sự biết chuyện gì đã xảy ra. Truyện thiên về hậu quả của ấu dâm hơn: sự ám ảnh của những đứa trẻ dù trực tiếp bị lạm dụng hay chỉ nhìn thấy bạn mình bịlôi đến nơi tăm tối. Ký ức về những điều tồi tệ ấy bám theo họ dai dẳng và kín đáo đến nỗi họ không nhận thức được hoàn toàn sự ảnh hưởng của nó. Chi tiết ấu dâm là sợi dây mỏng manh xuyên suốt tác phẩm và là căn nguyên, đầu mối, hệ quả cho mọi thứ. Tôi thích đoạn cả Sean lẫn Jimmy, dù không phải nạn nhân, đều nghĩ về cái ngày định mệnh đó day dứt và quay quắt, tự giả tưởng nếu ngày đó mình làm khác đi thì mọi chuyện sẽ như thế nào.
Ba nhân vật chính: Dave, Sean và Jimmy. Vụ án chính xoay quanh việc Sean nay đã là cảnh sát điều tra nghi ngờ Dave đã giết chết con gái Jimmy. Ba người, sau “tai nạn” của Dave, gần như chẳng còn liên hệ, nay lại lần nữa, số phận kéo họ lại gần nhau. Từ góc nhìn của người đọc, không khó để đoán ra thủ phạm nhưng cảnh sát trong truyện cứ rối như mớ bòng bong. Truyện rất chịu khó đi vào tâm trạng tất cả các nhân vật kể cả người qua đường Giáp. Chính điều này kiến tôi cảm thấy mạch truyện rời rạc, vụn vặt.

Không khí truyện u ám như cái bìa sách. Ai cũng mang trong lòng một dòng sông kỳ bí chứa đựng bí mật tăm tối nhất của bản thân. Đây là thể loại truyện tôi rất thích nhưng không rõ do văn phong tác giả hay do tâm trạng hiện thời mà tôi không có nhiều cảm xúc khi đọc truyện này như tôi lẽ ra thường thế.

Kết truyện giống như một vòng tuần hoàn xấu xí của vận mệnh. Tôi e ngại bé Michael sẽ giống cha nó, trở thành một người không thuộc về nơi nó đang sống. Tôi ghét cay ghét đắng suy nghĩ của Jimmy về Dave: “lẽ ra cậu không nên quay về. Cậu không nên chui ra khỏi chiếc xe đó. Cậu trở về đây, về khu phố này nhưng không còn nguyên vẹn. Cậu không bao giờ phù hợp với cuộc sống ở đây nữa.” Điều ấy thật tàn nhẫn. Nhưng đồng thời, theo nghĩa nào đó, tôi biết hắn nói đúng. Người trở về mang trong mình tổn thương và mặc cảm sâu sắc. Người xung quanh họ thì vừa mừng vì mình không phải là nạn nhân, vừa ghê tởm thứ tội ác họ chỉ được nghe nói, vừa sợ hãi mầm độc nơi nạn nhân sẽ phát tán và họ sẽ trở thành thế hệ nạn nhân tiếp theo.

Just kidding

Đằng sau một người đàn ông là một người phụ nữ. Thật khó có quyển sách nào thể hiện câu này rõ hơn. Celeste, có thể nói là phản bội chồng, vô tình dẫn đến cái chết của anh vì cô quá yếu đuối, quá bạc nhược. Ngược lại, Annabeth lại mạnh mẽ đến quái dị. Cô có thể thay đổi mọi quỹ đạo để giữ cho chồng mình luôn ở trung tâm. Điều ấy góp phần tạo nên Jimmy. Dave coi như đen từ bé đến lớn. Cùng là nhân vật chính nhưng bị tác giả đì không thương xót.

Trích đoạn.
” nếu như có một hòn đảo dành cho bọn ấu dâm, hiếp dâm trẻ con. Mỗi tuần, máy bay tới thả thức ăn vài lần. Xung quanh đó, chúng ta cài mìn trên mặt nước. Không ai có thể thoát ra ngoài được. Phạm tội lần đầu tiên cũng kệ, cho sống cả đời trên đảo luôn. Xin lỗi các vị, nhưng không thể mạo hiểm để các vị trốn ra ngoài và đi đầu độc người khác. Vì đó là một thứ bệnh lây truyền, cậu biết đấy. Cậu mắc bệnh vì có người đã làm thế với cậu. Và cậu lại truyền nó sang kẻ khác. Giống như bệnh hủi. Tôi cho là nhốt tất cả bọn chúng lại trên hòn đảo đó thì chúng sẽ không có cơ hội truyền bệnh. Mỗi thế hệ lại có bớt đi nhũng kẻ như thế. Sau vài trăm năm chúng ta biến hòn đảo thành một địa điểm du lịch kiểu Club Med. Trẻ con được kể về những tên biến thái đó giống như bây giờ nghe chuyện ma, giống như một giai đoạn mà chúng ta đã phát triển qua.”

Chấm điểm: 8.5 cho nội dung và 6.25 cho văn phong.

One thought on “Dòng sông kỳ bí”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *